(HDVietnam.com)-Trí tuệ nhân tạo (AI) dần trở nên “vô hình” về từ trong ra ngoài, và ngược lại. Những tác động thực tế hay kết quả từ trí tuệ nhân tạo dần trở nên khó khăn hơn để nhận ra cũng như hiểu được đối với hầu hết chúng ta. Ngay cả những chuyên gia trong lĩnh vực này không phải lúc nào cũng hiểu được cách thức mà các hệ thống trí tuệ nhân tạo hoạt động.
Trí tuệ nhân tạo (AI) dần trở nên “vô hình” về từ trong ra ngoài, và ngược lại. Những tác động thực tế hay kết quả từ trí tuệ nhân tạo dần trở nên khó khăn hơn để nhận ra cũng như hiểu được đối với hầu hết chúng ta. Ngay cả những chuyên gia trong lĩnh vực này không phải lúc nào cũng hiểu được cách thức mà các hệ thống trí tuệ nhân tạo hoạt động.
Khi mà những đóng góp của công nghệ AI ngày càng nhiều thì cũng làm cho chúng ta khó nắm bắt về những tác động đó. Câu hỏi đặt ra là điều này sẽ có ý nghĩa thế nào với con người cũng như tương lai của trí tuệ nhân tạo?
Chạy trốn khỏi sản phẩm trí tuệ
Trong tương lai gần nữa thôi, trí tuệ nhân tạo sẽ dần trở nên vô hình, khó phân biệt và khó có thể nhận thức bởi chính con người.
Đầu tiên là AI không nhất thiết cần phải có một thực thể hữu hình. Nó có thể thể hiện thông qua các trung gian khác nhau, như giao diện người dùng hay là giao tiếp giọng nói. Người dùng ngày nay không hề nghi ngờ về các gợi ý tìm kiếm hoặc có thể nói chuyện với các trợ lý ảo như Siri hoặc Alexa như một nó có một linh hồn hoặc trí tuệ mà không hề có thực thể.
Thứ hai, AI trở nên “tự nhiên” đến nỗi có thể vượt qua được bài kiểm tra Turing, hoặc các bài kiểm tra tương tự. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể giả lập giao tiếp của con người, và cũng có nhận thức cũng như khả năng về xúc cảm, điều này khiến chúng ta khó phân biệt được giữa con người và thứ gì đó “được tạo ra bởi con người” bên trong đó.

Điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, trí tuệ nhân tạo có thể thoát ra khỏi sự kiểm soát của con người khi mà sự “tinh vi” và tiến bộ công nghệ có thể vượt qua được nhận thức và hiểu biết của con người. Chúng ta có thể nhận ra được sự tồn tại, các tác động của những hệ thống thông minh này, nhưng chúng ta không còn có thể hiểu được trọn vẹn những gì hệ thống này đang làm, làm sao chúng có thể đạt được điều đó và mục đích chúng tác động đến chúng ta.
Với sự phát triển hiện tại của AI, thậm chí những chuyên gia cũng phải chật vật để theo kịp. Điều này có nghĩa là công nghệ AI sẽ sớm vượt qua được quy luật thứ 3 của Clarke với việc nói rằng “công nghệ đạt tới mức vượt bậc là khi chúng ta không thể nhận ra chúng”. Nói thật lòng thì chúng ta không hề có cơ hội nào để biết rằng mình đang bị lừa hoặc thậm chí là chúng ta có thể đã bị lừa ngay từ đầu.
Trí tuệ mà chúng ta không thể phân biệt
Chúng ta hiện giờ vẫn nhận biết được sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo, nhưng khi mà trí tuệ nhân tạo tự nó có thể trở thành một thứ gì đó không thể nhận ra bởi con người hay thông qua giác quan của chính chúng ta. Hiện nay, có hai vấn đề trong sự phát triển này.
Đầu tiên, hầu hết các hệ thống thuật toán, kể cả công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất hiện nay, đều là những thứ bí ẩn, không thể tiếp cận, không thể thăm dò và cũng không thể kiểm soát được đối với hầu hết chúng ta.
Do đó rất khó để có thể nhận thức hoặc tìm hiểu xem làm cách nào mà những hệ thống trí tuệ nhân tạo này có thể định hình cuộc sống của chúng ta, cả online lẫn offline, từ những lời gợi ý về bài hát, video hoặc cả sản phẩm nên mua trên các trang web cho đến những chính sách về bảo hiểm, thậm chí là những quy luật của thị trường chứng khoán mà định hình cả nền kinh tế toàn cầu, ảnh hướng đến mọi người trong cuộc sống hiện đại.
Nói 1 cách cụ thể thì khi mà các hoạt động của hệ thống trí tuệ nhân tạo trở nên toàn diện hơn và đan xen với những đặc điểm cá nhân, xã hội, văn hóa, chính trị và nền kinh tế, nó sẽ trở nên khó hơn để xác định đó là tác động thật sự hay đó là do trí tuệ nhân tạo đưa ra.

Thứ hai là công nghệ trí tuệ nhân tạo đang dần trở nên quá phức tạp để có thể hiểu được, ngay cả với những chuyên gia đã thiết kế và phát triển chúng. Trong một cuốn sách gần đây có tựa là The Master Algorithm (tạm dịch là Bậc Thầy về Thuật Toán), chuyên gia về machine learning, Pedro Domingos đã chỉ ra rằng vào những năm 1950, các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một thuật toán mà con người không thể hiểu được.
Ngày nay, rất nhiều hệ thống machine learning khác nhau có thể cung cấp những hiểu biết không ngờ tới trên nhiều lĩnh vực, từ công nghệ cá nhân hóa cho đến vật lý hạt, từ các công thức nấu ăn hay những nước cờ lạ cho đến việc ngăn chặn tội phạm và kỹ thuật sinh học. Cụ thể hơn thì những hệ thống đặc thù có thể hỗ trợ đắc lực cho công cuộc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về sinh học hoặc đơn giản là giúp người dùng chọn được con đường ngắn nhất đến được điểm hẹn chẳng hạn.
Càng được liên kết và mở rộng thêm, với các hệ thống bắt đầu có thể tự học hỏi và tự điều chỉnh, thì sẽ càng khó hơn cho con người để theo kịp với năng lực của những cỗ máy. Và đến một lúc nào đó, khi một hệ thống có thể học hỏi cực nhanh cùng với khả năng tự cấu tạo thì những hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể phát triển và lập trình cho chính chúng nhanh hơn bất cứ con người nào, chúng sẽ vượt lên sự hiểu biết của chúng ta mãi mãi. Và lúc đó, các hệ thống trí tuệ nhân tạo của có thể trở thành chuyên gia trong chính lĩnh vực mà chúng đang thực hiện, thậm chí còn dự đoán được sự phát triển của công việc của chính chúng còn tốt hơn cả con người.
Kết quả là, những hệ thống trí tuệ nhân tạo tinh vi có thể cung cấp những thông tin phù hợp và chính xác dựa trên những chuỗi tương tác phức tạp mà con người không thể làm nổi, kể cả những chuyên gia. Và nếu là như vậy, trong bước phát triển tiếp theo của chính con người thì chúng ta có thể tự mình định nghĩa những khái niệm đặc thù hoặc đưa ra những quyết định sáng suốt mà không cần phải có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo hay không?
Trí tuệ đan xen
Với rất nhiều những đột phát của mình và tính phổ biến ngày càng gia tăng, trí tuệ nhân tạo đang phát triển từ sự tò mò về kiến thức trở thành một công cụ mạnh mẽ. Kết quả là thứ hữu dụng nhất trong thế giới tương lai có thể là hệ thống trí tuệ nhân tạo nhưng không ai có thể hiểu rõ hoàn toàn cũng như kiểm soát được.
Đồng thời, trí tuệ nhân tạo cũng sẽ chuyển đổi thành một hiện tượng văn hóa và công nghệ chưa từng có, tác động đến cách thức mà chúng ta tiếp cận và định nghĩa chính từ “trí tuệ”. Theo đó trí tuệ của con người sẽ không dường như sẽ không sánh được với từ “trí tuệ” (nghĩa là mọi thứ vượt ra khỏi kiến thức do con người tạo ra). Theo đó từ “nhân tạo” trong trí tuệ nhân tạo cũng mất dần đi ý nghĩa của nó bởi kiến thức có thể do chính những cỗ máy tạo ra còn lớn hơn dữ liệu mà chúng ta cung cấp cho chúng.

Ngày nay, trí tuệ của con người đang định hình trí tuệ nhân tạo và trí tuệ nhân tạo cũng đang định hình chính trí tuệ của chúng ta (nhìn cách mà mọi người Google thì sẽ hiểu). Khi mà tác động của hệ thống trí tuệ nhân tạo tăng lên, người ta sẽ cần phải có khả năng hiểu được những gì họ làm và tác động của nó. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải có khả năng tăng cường chính trí tuệ của chúng ta để có thể tương tác được với các hệ thống trí tuệ trong một thời gian dài.
Đầu tiên, vấn đề quan trọng là phải gia tăng được khả năng của các nhà nghiên cứu, thiết kế, kỹ sư để có thể bắt kịp với những bước tiến của trí tuệ nhân tạo. Thêm vào đó những phương pháp thực hành, công cụ, và kỹ thuật,.. cũng cần phải tốt hơn. Bên cạnh đó chúng ta cần liên kết với nhau trên nhiều phương diện để có thể hiểu được cách thức hoạt động cũng như tác động của những hệ thống thông minh này.
Thứ hai, chính chúng ta cũng cần phải gia tăng tính tương tác của mình với công nghệ AI. Những trò chơi học tập hiện nay cần phải mở cho trẻ em khả năng học về coding lẫn robotics, cho bọn trẻ làm quen với các hệ thống trí tuệ nhân tạo và khả năng của chúng. Những hệ thống như Algorithmic Angels có thể làm cho “bóng ma bên trong những cỗ máy” trở nên dễ nhận ra và thấu hiểu thông qua việc minh họa tác động của các hệ thống thông minh này vào trong cuộc sống hằng ngày và giúp cho mọi người quyết định được mức độ tương tác của mình.
Những chiếc “hộp đen”, bí ẩn về hệ thống trí tuệ nhân tạo, cần phải được mở hơn và có sự hợp tác trên diện rộng. Điều này giúp nhiều người có thể có nhiều cách để thiết kế và phát triển cách thức tiếp cận mới trên các hệ thống thông minh. Giống như công việc coding hay hiểu biết về các phương tiện thông tin trở nên phổ biến như ngày nay thì trong tương lai đó có thể sẽ là cần thiết khi hiểu biết và có khả năng tương tác với các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Theo hướng này, công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể “tiến hóa” trở thành một nền tảng, một cơ sở hạ tầng tương tự như Internet, ở đó cho phép con người có thể quyết định cách thức tinh chỉnh các hệ thống trí tuệ nhân tạo hoặc đóng góp vào phần sáng tạo và phát triển chúng. Một mạng lưới các hệ thống trí tuệ nhân tạo, cũng giống như Internet of Things trong tương lai gần hơn, việc cung cấp các trải nghiệm khác nhau cũng như ứng dụng trong những môi trường và lĩnh vực khác nhau (dành cho các chuyên gia hoặc những người thích “vọc”, sau này “vọc công nghệ” là chuyện thường mà chúng ta sẽ tiến tới “vọc AI”). Điều này sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cách mà chúng ta hiểu biết hoặc tương tác với những hệ thống trí tuệ này. Trí tuệ con người lẫn nhân tạo có thể đang xen theo một cách mà chúng ta khó có thể tưởng tượng được ở hiện tại
Nếu thực sự điều này xảy ra thì ranh giới giữa các thực thể vật lý và điện tử có lẽ sẽ dần trở nên “mềm” hơn.
Theo Techcrunch